Dân số và địa bàn cư trú
Dân tộc Ê Đê bao gồm khoảng 330.348 người, là dân tộc có nguồn gốc từ nhóm tộc người Mã Lai (Malays) từ các hải đảo Thái Bình Dương đã có mặt lâu đời ở Đông Dương; truyền thống dân tộc vẫn mang đậm nét mẫu hệ thể hiện dấu vết hải đảo của nhóm tộc người nói tiếng Mã Lai - Đa Đảo. Các nhóm địa phương bao gồm: Kpă (chính dòng), Adham, Mdhur, Bih, Krung... Nhưng không có sự khác biết lớn giữa các nhóm địa phương.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Ê Đê ở Việt Nam có dân số 331.194 người, cư trú tại 59 trên tổng số 63 tỉnh,thành phố. Người Ê Đê cư trú tập trung tại tỉnh:
- Đắc Lắc (298.534 người, chiếm 17,2% dân số toàn tỉnh và 90,1% tổng số người Ê Đê tại Việt Nam),
- Phú Yên (20.905 người),
- Đắc Nông (5.271 người),
- Khánh Hòa (3.396 người).[4]
Đặc điểm kinh tế [sửa]
Người Ê Đê làm rẫy là chính, riêng nhóm Bíh làm ruộng nước theo lối cổ sơ, dùng trâu dẫm đất thay việc cày, cuốc đất. Ngoài trồng trọt còn chăn nuôi, săn bắn, hái lượm, đánh cá, đan lát, dệt vải. Trên nương rẫy, ngoài cây chính là lúa còn có ngô, khoai, bầu, thuốc lá, bí,hành, ớt, bông.
Đặc điểm làm rẫy của người Ê Đê là chế độ luân khoảnh, tức là bên cạnh những khu đất đang canh tác còn có những khu đất để hoang để phục hồi sự màu mỡ. Ngày nay người Êđê gắn mình với sản xuất nông sản cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu, ca cao,...
Nghề trồng trọt ở đây có nuôi trâu, bò, voi. Người dân ở đây còn tự làm ra đựơc đồ đan lát, bát đồng, đồ gỗ, đồ trang sức, đồ gốm.
0 nhận xét