![]() |
cây đàn ting ning |
Trở về đoàn, vừa chơi Accordeon, vừa đệm đàn Tr’ưng cho các tiết mục đơn ca, tốp ca. Bài hát “ Mũi tên bay xa” , với sự phụ hoạ rất tinh tế bằng cây đàn Tr’ưng và phong cách biểu diễn hån nhiªn dễ mến, dí dỏm của Thảo Giang, đã đem về chiếc Huy chương vàng đầu tiên trong cuộc đời làm nghệ thuật của tôi, tại hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp năm 1970. Ấy vậy mà sau ngày miền Nam giải phóng,khi Đoàn ca múa Tây Nguyên về Gia Lai ( đổi tên là Đoàn Dam San), anh bỏ cả đàn Tr’ưng lẫn Acoordeon, say sưa với việc cải tiến đàn Ting Ning.
Biết Thảo Giang đam mê với việc cải tiến đàn Ting ning từ lâu, biết cả việc người vợ đầu của anh vì quá bất bình với việc chồng quên ăn, quên ngủ, quên cả gia đình vì mấy cái ống nứa, mà bỏ đi, để anh một mình “ gà trống nuôi con”. Nhưng lần đầu tiên tôi được nghe anh chơi cây đàn Ting Ning đã tăng số nốt và âm lượng,là tại Liên hoan nghệ thuật dân gia truyền thống Tây Nguyên “ Gặp gỡ cao nguyên” ở thành phố Đà Lạt 1984. Tự dưng tôi trào nước mắt. Âm thanh lanh tanh thánh thót của dây đàn bỗng trở nên ấm hẳn khi chuyền qua vỏ quả bầu khô, phát ra hệ thống khuyếch đại, tới với người nghe.Giai điệu bài dân ca Bâhnar lúc rộn ràng, lúc thiết tha, như lời tâm sự của chàng trai đang yêu, gửi tới cô gái tấm tình tha thiết của mình.
Cây đàn Ting Ning truyền thống của người Bâhnar và Sê Đăng chỉ có một ống nứa to cỡ cổ tay làm thân đàn. Trên phần đầu ống nứa cắm một số thanh tre nhỏ để mắc các sợi dây đàn. Đây cũng chính là những chốt để “ lên dây” cho tiếng đàn chuẩn hơn khi sử dụng. Dưới những chốt này một đoạn, cũng trên thân đàn,người ta vê những viên sáp ong ruồi dính lên làm điểm bấm các nốt trên dây đàn. Cuối ống thân đàn gắn một vỏ trái bầu khô dùng làm hộp cộng hưởng âm thanh ( Trái bầu này nhà nào cũng dự trữ hàng chùm trên xà nhà, dïng đựng nước uống khi đi rẫy), 4 sợi dây cËt nøa, hoÆc tơ lá dứa dại se thành chỉ, vuốt sáp ong, làm dây đàn. Chính vì thế nên âm lượng của ting ning rất nhỏ ( cũng bởi người ta chỉ đàn cho một đối tượng mình muốn ngỏ lời yêu sẽ lắng nghe mà thôi). Sau này người ta thay dây bằng dây phanh xe đạp, lõi dây điện thoại…Nhờ thế mà âm thanh nghe sáng và vang xa hơn.
Cho tới nay, vẫn còn nhiều các chàng trai Bâhnar, Sê Đăng trong các Kon, De , Plei biết làm và thường dùng đàn Ting ning để bày tỏ nỗi lòng với những cô gái mà họ đem lòng thương mến. Những đêm trăng sáng, những ngày nông nhàn, tiếng Ting Ning qua những ngón tay tài hoa của các chàng trai, vang lên khắp từ đầu Plei đến cuối De, kon, khiến khung cảnh thêm bình yên và vui rộn ràng.Nghệ sỹ Thảo Giang kể rằng “ Trong một đêm trăng như vậy ở Plei quê nhà, tôi đã rung động thật sự với tiếng đàn Ting Ning, và từ đó đâm ra mê mẩn, quên hết mọi thứ trên đời cũng vì thế ”.
Người Jrai và Êđê cũng có loại nhạc và cách chơi tương tự, nhưng người Êđê không có quả bầu cộng hưởng. Khi chơi, người ta có thể kê lên bất cứ vật gì rỗng, thậm chí cả tựa vào bụng, để làm cho âm thanh vang hơn.Ting ning – Goong còn có mặt ở nhiều nơi : theo bước chân các chàng trai cô gái trên đường đi rẫy, kề bên nhau trong những ngày lễ hội của mọi buôn, làng ...Tính tang, tình tang...lời yêu lời thương vẫn đang róc rách chảy như suối nguồn khắp núi rừng Tây Nguyên .
Ting ning và Goong nguyên bản có từ 4-8 dây. Riêng cây đàn cải tiến của nghệ sỹ Thảo Giang có tới 12 dây, đủ số nốt và tính năng để chơi được tất cả các bản nhạc trong hệ thống âm nhạc phổ thông. Nghệ sỹ cũng đã biên soạn lại nhiều bản nhạc không lời ( kể cả nhạc nước ngoài) cho riêng Ting Ning độc tấu. Để rồi cùng với bàn tay điêu luyện của người nghệ sỹ , tiếng Ting Ning Bâhnar đã vang lên trên nhiều sân khấu ca nhạc quốc tế rực rỡ ánh đèn màu, cùng với cây đàn Tr’ưng, đem lại không ít vinh quang cho nhạc cụ dân gian của Tây Nguyên.
Nguồn H'Linh Nga
0 nhận xét