Đến Tây Nguyên, điều đập vào mắt du khách trước tiên là những nhà rông mái cao vút như chiếc rìu khổng lồ tạc vào bầu trời xanh lồng lộng. Ở vùng Êđê, Jrai còn là căn nhà sàn “ dài bằng một tiếng chiêng ngân” mà Trường ca - sử thi Dam San đã nhắc tới. Kiến trúc nhà ở & nhà mồ đó chính là những đặc trưng cơ bản nhất của văn hoá vật thể các dân tộc thiểu số Trường Sơn- Tây Nguyên nói chung.
Có thể chia nhà ở của các tộc người Tây Nguyên làm ba loại hình dạng khác nhau : * Nhà sàn thuộc dạng kiên cố : Của các tộc người Sê Đăng, Bâhnar, Êđê, Jrai : các cột nhà đều là thân cây gỗ lớn. Sàn cao.
Nhà sàn thuộc dạng bán kiên cố ( nhà mu rùa ) : Của nhóm Ca Tu, Jẻ, Triêng và một số tộc người khác như Brâu, Mnâm, Hrê, Ka Dong, K’Ho. Mạ…. Cột bằng cây gỗ loại vừa . Mái lợp tranh hình ovan.Hai đầu mái có thanh gỗ nhọn tượng trưng cho chiếc sừng trâu. Sàn lát bằng nứa, đập dập. Sàn chân thấp.
Nhà Ê ĐÊ |
Dưới lớp tranh, trên hệ thống các vì kèo – dưới lớp tranh - là một tấm phên đan thưa thành các hình vuông, hoặc quả trám rất khéo léo.
0 nhận xét